Giải pháp nào cho chúng ta khi kem chống nắng hóa học gây hại tới môi trường biển và san hô?
26/09/19
Khi trái đất ngày một nóng dần lên và những vấn đề môi trường được đưa vào vòng thương thuyết, người ta cảm thấy băn khoăn với thông tin: kem chống nắng tác động xấu đến rạn san hô.
Không phải đến mùa Hè thì vấn đề lựa chọn kem chống nắng mới gây đau đầu. Tuy nhiên trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, việc xa văn phòng để về với làn nước trong xanh đúng là giấc mơ tuyệt vời. Hễ đi biển thì không thể không thoa kem chống nắng, trái lại phải thoa thật nhiều là đằng khác. Nhưng bạn có biết rằng một số thành phần trong kem chống nắng hóa học có thể tác động xấu đến làn da? Ví dụ có những lo ngại rằng oxybenzone có thể gây ra sự gián đoạn nội tiết tố và retinyl palmitate có thể đẩy nhanh sự phát triển của tế bào ác tính. Không dừng tại đó, một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy kem chống nắng hóa học có thể gây hại tới sinh vật biển nói chung và nhất là rạn san hô nói riêng.
KEM CHỐNG NẮNG HÓA HỌC LÀ GÌ?
Kem chống nắng hóa học chứa các hợp chất hữu cơ như oxybenzone, avobenzone, octinoxate, homosalate, octisalate, octocrylene… Các thành phần hoạt tính trong kem chống nắng hóa học có hiệu quả vì chúng hấp thụ các tia UV. Sau đó, thông qua một phản ứng hóa học làm thay đổi các tia tử ngoại thành nhiệt và sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da. Điều này có nghĩa là làn da của bạn được bảo vệ vì các tia UV không bao giờ thực sự chiếu vào cơ thể bạn.
Tuy nhiên, trước khi kem chống nắng hóa học phát huy khả năng chống tia cực tím, da chúng ta đã phải hấp thụ các chất hóa học của kem chống nắng. Điều này có thể gây kích ứng và khó chịu, đặc biệt đối với trẻ em có làn da nhạy cảm.
MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG KEM CHỐNG NẮNG CÓ THỂ NGẤM VÀO MÁU
Theo một nghiên cứu vừa được công bố của các nhà khoa học trực thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) vào ngày 6/5/2019 vừa qua, một số thành phần hóa học trong kem chống nắng có thể ngấm vào máu sau 24 giờ sử dụng. Trong số hàng chục hóa chất mà FDA cho rằng các nhà sản xuất kem chống nắng hóa học cần nghiên cứu kỹ tính an toàn cho người dùng trước khi đưa vào sản xuất, có avobenzone, oxybenzone, ecamsule và octocrylene là 3 thành phần quen thuộc trong sản xuất kem chống nắng hóa học.
Tuy nhiên việc chứng minh một số thành phần của kem chống nắng có thể ngấm vào máu không có nghĩa rằng chúng gây hại cho sức khỏe hay bạn nên ngừng việc dùng kem chống nắng. Trái lại, kem chống nắng chính là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể trước tác hại của ánh mặt trời, giảm nguy cơ gây ung thư da. Ung thư da xếp ở vị trí thứ 19 trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả nam giới và phụ nữ trên thế giới theo thông tin từ Quỹ nghiên cứu Ung thư Thế giới Quốc tế. Nghiên cứu trên chỉ nhằm mục đích khuyến cáo các nhà sản xuất kem chống nắng cần cẩn trọng hơn và nên thực hiện các thử nghiệm nghiên cứu việc cơ thể chúng ta hấp thụ những hóa chất đó thì có hại hay không.
TỪ NHỮNG CON SỐ THỰC TẾ
Các số liệu thống kê cho biết: 14.000 tấn kem chống nắng được cho là bị “hòa” vào các đại dương mỗi năm; 82.000 hóa chất từ các sản phẩm chăm sóc cá nhân có thể gây nhiễm độc biển; khoảng 80% san hô ở Caribbe đã bị mất trong 50 năm qua do ô nhiễm, phát triển ven biển và do nước biển ấm lên.
Theo “The Archives of Environmental Contamination and Toxicology”, oxybenzone có làm chết san hô, gây ra hiện tượng tẩy trắng, làm hỏng DNA và làm gián đoạn khả năng sinh sản của san hô. Trong khi đó, butylparaben, octinoxate (ethylhexyl methoxycinnamate) và l4-methylbenzylidene camphor (4MBC) đã được chứng minh là gây ra tẩy trắng san hô. 6.000 – 14.000 tấn kem dưỡng da chống nắng đã chấm dứt sự sống của các rạn san hô mỗi năm do các hoạt động bơi lội và xả thải của con người.
Các rạn san hô bị tẩy trắng và chết do các thành phần hoá học độc hại có trong lem chống nắng và mỹ phẩm.
Rạn san hô khoẻ mạnh (trái) vs rạn san hộ bị tẩy trắng do các thành phần hoá học trong kem chống nắng và mỹ phẩm (phải)
GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐƯA RA
TỪ PHÍA CHÍNH PHỦ
May mắn thay, chúng ta hiện có những giải pháp tích cực cho tình hình trên. Một số điểm đến, chẳng hạn như Hawaii và Palau, đã đưa ra lệnh cấm đối với các loại kem chống nắng có hại; những lệnh cấm này sẽ có hiệu lực trong những năm tới.
Hawaii là nơi đầu tiên thông qua dự luật cấm các loại kem chống nắng có chứa oxybenzone và octinoxate (sẽ có hiệu lực vào năm 2021) trong nỗ lực ngăn chặn việc tẩy trắng san hô trên diện rộng, với những nơi bao gồm quần đảo Palau và Key West.
Kem chống nắng chứa Oxybenzone/ Octinoxate bị cấm tại Vịnh Hanauma.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2018, quốc đảo nhỏ Palau tuyên bố họ cũng sẽ cấm bán hoặc sử dụng kem chống nắng có chứa hóa chất gây hại cho các rạn san hô. Palau là một quần đảo nguyên sơ, được biết đến là nơi có một trong những khu bảo tồn biển lớn nhất trên hành tinh.
Hawaii cấm sử dụng kem chống nắng có chứa các chất gây hại tới môi trường biển và các rạn san hô.
TỪ PHÍA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Bạn nên sử dụng kem chống nắng an toàn cho rạn san hô, loại không chứa oxybenzone. Chọn các loại kem chống nắng có chứa thành phần oxit kẽm hoặc titan dioxide bởi không chứa các hạt có kích thước nano khiến san hô nuốt phải và được FDA công nhận là an toàn khi hấp thụ qua da.
KEM CHỐNG NẮNG KHÔNG GÂY HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Tin vui là một số thương hiệu mỹ phẩm cũng đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu dòng sản phẩm chống nắng thân thiện với môi trường. Đây là cách chúng ta có thể bảo vệ cả da và hệ sinh thái biển. Cụ thể, thương hiệu chống nắng và bảo vệ da hàng đầu Thuỵ Sĩ - ultrasun hoàn toàn không sử dụng bất cứ thành phần nào có khả năng gây tổn hại đến da và thân thiện với hệ sinh thái biển.